Nguyên nhân đèn pha bị hấp hơi nước | 4 Cách khắc phục hiệu quả

Đèn pha bị hấp hơi nước là tình trạng dễ gặp và thường gây ra rất nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng. Không những thế, hơi nước sẽ làm mờ mặt đèn gây ảnh hưởng tới hệ thống chiếu sáng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đèn pha bị hấp hơi nước và cách khắc phục ra sao? Cùng DMT Solar theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

1. Hiện tượng hấp hơi nước là gì?

Hiện tượng hấp hơi nước là khi nước từ môi trường bên ngoài hoặc từ bên trong một vật thể nào đó bay hơi và chuyển thành dạng hơi nước trong không khí. Điều này thường xảy ra khi nhiệt độ bên trong hoặc xung quanh vật thể tạo điều kiện cho quá trình bay hơi xảy ra.

Hiện tượng hấp hơi nước thường thấy ở môi trường có sự biến đổi nhiệt độ và độ ẩm, khiến nước từ trạng thái lỏng hoặc đông đặc chuyển thành hơi nước trong không khí.

Hiện tượng hấp hơi nước

2. Nguyên nhân vì sao đèn pha bị hấp hơi nước?

2.1 Do yếu tố thời tiết (chênh lệch nhiệt độ - độ ẩm)

Với thời tiết ở Việt Nam có độ ẩm không khí cao, đặc biệt tại miền bắc có nền không khí ẩm luôn cao từ đó mang theo một lượng ẩm lớn vào trong đèn pha. Từ đó, lâu dần đọng thành giọt nước, xương bám vào bên trong bề mặt choá của đèn làm giảm khả năng chiếu sáng và gây khó chịu cho người sử dụng.

Ngoài ra, khi trời mưa các gioăng bịt với nắp nhựa chụp, cụm đèn có nhiều kẽ hở. Điều đó, khiến nước chảy từ bên ngoài vào và không thoát ra được, lâu dần đọng thành hơi khi bật đèn.

2.2 Do đèn bị va chạm, tác động,....

Nếu đèn pha của bạn từng bị va chạm, tác động đến đèn, có thể không trực tiếp và đèn không bị bể vỡ những các nút, gioăng cao su, nắp chụp và chóa đèn không còn khít nữa. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đèn pha bị đọng hơi nước trong đèn. 

Vấn đề này thường xảy ra ở những chiếc đèn đã vận hành được một thời gian khá dài, nhựa cong vênh do nhiệt độ và các gioăng không còn bám khít với bề mặt tương tác.

Nguyên nhân đèn pha bị hấp hơi nước

2.3 Do tháo lắp thiếu chuyên nghiệp

Việc đèn pha bị đọng hơi nước cũng có thể xảy ra khi đèn được sửa chữa, kiểm tra, lắp đặt không đúng quy trình và thiếu chuyên nghiệp. Từ đó, có thể tạo ra các khe hở hay thậm chí là làm hỏng gioăng dẫn đến việc nước và hơi ẩm có thể xâm nhập dễ dàng vào bên trong đèn tạo ra hiện tượng đọng sương hay hơi nước trong đèn. 

2.4 Do độ chế, thay thế không đúng với sản xuất

Nguyên nhân đèn bị hấp hơi nước là khi quý khách độ đèn pha hoặc thay thế bóng led khác. Trong quá trình thao tác với công đoạn gắn keo vào liên kết khối giữa hốc đèn và mặt nhựa. Đây chính là công đoạn vô cùng quan trọng nhưng người thợ thực hiện chưa hết nên tình trạng keo không ăn bám hết vào bề mặt. Từ đó, tạo vết hở khiến hơi nước hấp thụ vào bên trong.

Keo dán khi chưa khô cũng là một trong những nguyên nhân khiến đèn pha ô tô bị hấp hơi nước. Bởi sau khi độ các lớp keo chưa khô hẳn. Tuy nhiên, cũng do tay nghề thợ kém thao tác ép thủ công bằng máy móc. Do đó, tạo ra sự cong vênh cho cụm đèn làm cho hơi nước dễ ngưng tụ và hấp ngược lại vào bên trong khi trời mưa.

>>> Tham khảo: 10+ đèn pha năng lượng mặt trời nên mua nhất.

3. Cách xử lý đèn pha bị hấp hơi nước

Nếu đèn hoạt động trong trời mưa hoặc khi có xịt rửa đèn, bạn nhận thấy đèn mờ do hấp hơi nước thì rất có thể đó là tình trạng tạm thời. Bạn chỉ cần bật đèn và sử dụng bình thường cho tới khi nào hết hơi nước.

Nếu đèn pha bị hấp hơi nước kéo dài, bạn có thể thực hiện một số cách mà DMT Solar đề cập ngay dưới đây để có thể khác phục tình trạng này. Trong trường hợp tình trạng đèn không khá hơn bạn nên cân nhắc việc tới ngay trung tâm bảo hành khắc phục và tuyệt đối không động sửa chữa tại nhà.

  • Sấy đèn: Nếu đèn đã bị hấp hơi nước, bạn có thể sử dụng phương pháp sấy để loại bỏ nước bên trong đèn. Tuy nhiên, cần thực hiện cẩn thận để không làm hỏng đèn.
  • Sử dụng túi chống ẩm: Đặt túi chống ẩm bên trong khoang đèn pha để hạn chế sự tăng độ ẩm bên trong và giữ cho đèn luôn khô ráo.
  • Sử dụng gel silic dioxit: Gel silic dioxit có khả năng hút ẩm tốt, bạn có thể đặt gel này bên trong đèn pha để duy trì độ khô ráo ( lưu ý không để gel tiếp xúc trực tiếp với bóng đèn).

Cách khác phục đèn pha bị hấp hơi nước

Lưu ý:

  • Đa số trên đèn đều có các lỗ nhỏ giúp đèn có thể tản nhiệt. Thế nên, các lỗ nhỏ này thường làm cho hơi nước lọt vào đèn pha và trong sách hướng dẫn đều có khuyến cáo rằng người dùng cần để tự nhiên và tránh bịt kín lỗ thoát hơi này.
  • Nếu bạn không tự khắc phục được tình trạng đèn bị hấp hơi nước, hãy đến trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng uy tín để được sự hỗ trợ chuyên nghiệp.

4. Cách phòng tránh tình trạng đèn pha bị hấp hơi nước hiệu quả nhất.

Để có thể phòng tránh đèn pha bị hấp hơi nước hiệu quả bạn có thể tham khảo một số cách làm sau đây:

  • Nếu là đèn pha xe hơi, bạn có nên tránh đậu xe ở nơi có nhiệt độ và độ ẩm thay đổi lớn như ngoài trời, trong rừng, trời mưa,.....
  • Đảm bảo tháo lắp và thay thế đèn pha theo quy định và chuyên nghiệp.
  • Thường xuyên kiểm tra gioăng đèn và kính đèn để đảm bảo kín khít.

Cách phòng tránh đèn pha bị hấp hơi nước

DMT Solar hy vọng với những chia sẻ ở trên có thể giúp bạn xác định được nguyên nhân đèn pha bị hấp hơi nước, cách khắc phục triệt deer tình trạng này và cách phòng tránh đèn bị hấp hơi nước.

-> XEM THÊM:  Nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm của đèn pha năng lượng mặt trời

DMT Solar chuyên cung cấp các sản phẩm đèn năng lượng mặt trời, đèn năng lượng mặt trời cho sân vườn chất lượng, giá tốt nhất Việt Nam.

 

Chia sẻ:

Tìm bài viết

Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

Chưa có sản phẩm nào trong danh sách so sánh

Báo chí nói về DMT Solar

0978.126.123
Top