Lắp điện năng lượng mặt trời

Bằng việc lắp điện năng lượng mặt trời cho gia đình, nhà xưởng, bệnh viện, trường học ở Việt Nam bạn có thể tiết kiệm đến 90% điện năng và có thể bán lượng điện dư cho EVN với giá 1.940đ/kWh. Cùng với đó, Việt Nam đồng ký cam kết tại COP26 cùng gần 150 quốc gia, cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào 2050. Và cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2010 xuống dưới 30% là những gì mà chúng ta nên lưu tâm.


(4.8 trên tổng 143 đánh giá)

1. Năng lượng mặt trời là gì?

Năng lượng mặt trời (tên tiếng anh là Solar Energy) là nguồn năng lượng đầu tiên trên thế giới, nguồn năng lượng này được con người sử dụng từ rất lâu. Năng lượng mặt trời được hiểu là năng lượng bức xạ ánh sáng và nhiệt từ mặt trời. Như chúng ta đã biết, tất cả các sinh vật trên trái đất, trong đó có cả con người sẽ không thể tồn tại nếu không có mặt trời và nguồn năng lượng từ mặt trời.

2. Điện năng lượng mặt trời là gì?

Điện năng lượng mặt trời là nguồn điện được tạo ra từ việc chuyển hóa quang năng (ánh sáng mặt trời) thành điện năng, hoạt động dựa trên hiệu ứng quang điện (tấm pin năng lượng mặt trời), chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng

Một cách hiểu khác Là hệ thống điện năng lượng mặt trời dùng Pin (solar panel) hấp thụ ánh nắng mặt trời, bằng việc chuyển hóa quang năng thành điện năng để tạo ra dòng điện 1 chiều DC, dòng điện DC đi qua Inverter chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều AC, cung cấp cho nhu cầu sử dụng các thiết bị trong gia đình.

Điện năng lượng mặt trời được xếp vào nguồn năng lượng tái tạo sạch,vô tận không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho con người mà còn giúp chống lại quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu, ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời  sống của con người và sinh vật trên trái đất.

Đơn vị tính tấm pin năng lượng mặt trời (solar panel) là: Wp (watt peak). Wp là đơn vị đo điện năng lượng mặt trời (công suất) tối đa có thể được cung cấp từ một tấm pin năng lượng mặt trời trong điều kiện chuẩn về nhiệt độ và ánh sáng. Điều kiện chuẩn được xác định là: Ánh nắng mặt trời 1000 watt / m2, Nhiệt độ môi trường xung quanh 25°C,Nhưng trong thực tế các tấm quang điện tạo ra sản lượng ít hơn giới hạn này và thường dao động ở mức 800 W/m2, và nhiệt độ 20⁰C. 

Đơn vị tính hệ thống điện năng lượng mặt trời là: kWp 

Điện năng lượng mặt trời được dùng để cung cấp cho các thiết bị điện, như: hệ thống chiếu sáng (các loại đèn), hệ thống làm mát (quạt, điều hòa…), các thiết bị di động, thiết bị sinh hoạt, máy móc sản xuất, máy bơm nước năng lượng mặt trời,…

Các hệ thống điện năng lượng mặt trời hiện nay

3. Tiềm năng của Điện năng lượng mặt trời

3.1. Sơ lược về Hệ thống Năng lượng mặt trời trên Thế giới

  • Tình trạng thiếu năng lượng đang diễn biến xấu trên toàn cầu, cùng với đó lạm phát ở các quốc gia gia tăng một cách rõ rệt, ảnh hưởng đến đời sống người dân toàn Thế giới.
  • Trung Quốc đối mặt với tình trạng thiếu điện, các nhà máy ngừng sản xuất vì không có điện. Và hiện nay để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện Trung Quốc đã thực hiện lắp điện năng lượng mặt trời tại rất nhiều các vùng đồi núi của mình.
  • Tại Anh và các nước Châu Âu đối mặt với viễn cảnh thiếu nguồn cung khí đốt, dầu mỏ từ việc Phương Tây loại bỏ Nga khỏi hệ thông thanh toán Quốc tế mà nguyên nhân lớn đến từ chiến dịch đặc biệt chiếm đóng Ukraine.
  • Tại Mỹ cung đang đói nguồn than và khí đốt, giá điện tăng cao, nhu cầu xe điện lớn, chính phủ đang tìm mọi cách khắc phục tình trạng trên bằng cách ủng hộ phát triển năng lượng tái tạo, mở cửa trở lại một vài nhà máy hoạt động nhiên liệu hóa thạch.

=> Tình trạng này gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu thiếu linh kiện sản xuất, hàng hóa tồn kho, giao hàng chậm trễ cước vận tải tăng cao, thiếu nguồn lao động.

3.2. Cam kết về cắt giảm khí thái của Việt Nam và các Quốc gia

  • Việt Nam đồng ký cam kết tại COP26 cùng gần 150 quốc gia, cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào 2050;
  • Cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2010 xuống dưới 30%
  • Cùng 141 quốc gia tham gia tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất, chấm dứt nạn phá rừng ở Việt Nam vào năm 2030
  • Cùng gần 50 quốc gia tham gia tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch giảm lượng khí thải nhà kính 9% (với nguồn lực trong nước) và 27% (với sự hỗ trợ quốc tế).

3.3. Hiện trạng ứng dụng trong nước

  • Ngày 21/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 2157/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26
  • Ngày 31/1/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính
  • Các lĩnh vực đặc biệt cần kiểm kê khí nhà kính: năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, các quá trình công nghiệp, nông lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải. Bên cạnh đó, 1.662 cơ sở thuộc ngành công thương; 70 cơ sở thuộc ngành giao thông vận tải; 104 cơ sở thuộc ngành xây dựng; 76 cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc ngành tài nguyên và môi trường.
  • Quy hoạch điện VIII vẫn còn bỏ ngõ sau thời gian kết thúc của Quyết định Số: 13/2020/QĐ-TTg về Cơ chế khuyến khích phát triển Điện mặt trời tại Việt Nam, có quá nhiều sai phạm cần tháo gỡ, những điều chỉnh chiến lược phù hợp với Ký kết tại COP26 của Thủ tướng chính phủ.

3.4. Xu hướng điện năng lượng mặt trời

  • Hiện tại chưa có cơ chế, hướng dẫn cụ thể về Việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt áp mái nhưng từ những ký kết thông qua trong thời gian vừa rồi, vẫn khuyến khích phát triển năng lượng mặt trời phù hợp theo hiện trạng của Ngành Điện địa phương.
  • Chính phủ và Bộ công thương, EVN đang phối hợp các ban ngành đưa ra quy cách, hướng dẫn để thực hiện trình tự các văn bản pháp lý, yêu cầu về mặt kỹ thuật đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống và mạng lưới điện quốc gia.

lắp điện năng lượng mặt trời áp mái

Lắp điện năng lượng mặt trời áp mái

4. Các điều kiện tại thời điểm hiện tại

4.1. Thuận lợi

  • Không có thông tin cấm từ các sở ban ngành của nhà nước và phía điện lực EVN, vẫn lắp đặt hệ thống Năng lượng mặt trời tự tiêu thụ.
  • Để đáp ứng và thoả điều kiện hiện nay, không ít các hộ gia đình đã và đang lắp đặt điện năng lượng mặt trời áp mái với thiết bị chống phát ngược lên lưới (Zero export)

4.2. Khó khăn

  • Chưa có Hợp đồng mua bán điện, công tơ (điện kế) hai chiều và chưa có một hướng dẫn cụ thể về mặt pháp lý rõ ràng để các chủ đầu tư mạnh dạn xúc tiến đầu tư.
  • Các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện cao, muốn cắt giảm chi phí bằng cách lắp đặt thệ thống điện năng lượng mặt trời nhưng cũng ngại ngùng vấn đề pháp lý và bỏ ngỏ khá nhiều.

4.3. Giải pháp

  • Đối với Hộ gia đình (từ 5-100kwp) vẫn có thể triển khai áp mái nhà, nhà xưởng, đảm bảo an toàn điện, và không phát điện lên lưới điện quốc gia (giải pháp tự tiêu thụ sau đồng hồ Điện lực).
  • Với tình hình hiện nay rất khó để đưa ra quyết định lắp đặt hệ thống điện năng lượng trời một cách thoải mái và tạo ra nguồn điện dư thừa như trước. Hộ gia đình nên tính toán kỹ về nhu cầu sử dụng điện để có thể lắp đặt hệ thống phù hợp, tối ưu nhất cho gia đình, nhà xưởng.

5. Sự cần thiết lắp điện năng lượng mặt trời 

5.1. Điều kiện từ nhiên

  • Cường độ bức xạ mặt trời (kWh/m2/ngày) tại Việt Nam nói chung rất cao so với các quốc gia trên Thế giới vì điều kiện tự nhiên gần xích đạo.
  • Lượng bức xạ theo từng khu vực cũng có sự khác biệt, như miền Nam là rất ổn định, khu vực miền Bắc sẽ bị giảm sút vào mùa đông nhưng nhìn chung thì lượng bức xạ vẫn rất lớn để triển khai năng lượng mặt trời so với các quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên Thế giới.

5.2. Tiềm năng năng lượng mặt trời

  • Được sự ủng hộ từ chính quyền,
  • Có tiềm năng bức xạ lớn,
  • Tiết kiệm điện, đảm bảo không ảnh hướng xấu bởi việc tăng giá điện,
  • Tính chất đầu tư hiệu quả, suất lợi nhuận tương đối cao so với những ngành hàng khác
  • Tận dụng được mái nhà xưởng sẵn có, không gây hại cho nhà xưởng, lại đảm bảo mặt bằng mái được bảo vệ, giảm nhiệt độ nhà xưởng

6. Giải pháp lắp đặt Hệ thống năng lượng mặt trời áp mái

6.1. Giới thiệu chung về Công nghệ Pin mặt trời

  • Công nghệ Pin Năng lượng mặt trời được áp dụng theo các quy trình và kỹ thuật khác nhau nhằm sản xuất ra các Tấm pin năng lượng mặt trời, bao gồm nhiều nhóm công nghệ khác nhau nhằm mục tiêu: gia tăng hiệu suất tấm pin, gia tăng tuổi thọ, gia tăng độ ổn định trong vận hành tấm pin, giảm ảnh hướng của sự che bóng, đảm bảo tính an toàn của tấm pin.

6.2. Các khái niệm cơ bản về Pin mặt trời

Để tạo ra được nguồn điện từ năng lượng mặt trời, cần một hệ thống điện mặt trời được cấu thành và liên kết bởi nhiều thành phần. Các bộ phận này thực hiện quá trình chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng. Các bộ phận cần thiết bao gồm:

  • Tấm pin năng lượng mặt trời/ tấm quang điện (Solar Panel): bao gồm nhiều tế bào quang điện, thực hiện biến đổi năng lượng ánh sáng (quang năng) thành năng lượng điện (Điện một chiều DC).
  • Inverter/Bộ biến tần: là thiết bị điện tử biến đổi năng lượng điện từ dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều có cấu hình tần số và pha khác.
  • Tủ điện tích hợp DC/AC (chống sét lan truyền) bảo vệ giàn pin, inverter và các thiết bị trong nhà.
  • Hệ thống đo đếm điện năng và giám sát từ xa.
  • Vật tư phụ/Phụ kiện lắp đặt năng lượng mặt trời: là những phụ kiện, vật tư chuyên dụng sử dụng cho lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái: mái tôn, mái ngói hay ở solar farm...Phụ kiện điện mặt trời giúp cho hệ thống năng lượng mặt trời được chắc chắn, đảm bảo an toàn, ổn định cho hệ thống vận hành và hoạt động, ngoài ra, việc sử dụng vật tư/phụ kiện và sản phẩm cuối cùng phải đáp ứng tốt tính thẩm mỹ.

Ngoài ra, với hệ thống lắp điện năng lượng mặt trời độc lập hoặc hybrid để sử dụng trong trường hợp cúp điện, sử dụng vào ban đêm thì cần có bộ lưu trữ điện năng. Hệ thống lưu trữ điện năng khá tốn kém và không có nhiều khách hàng sử dụng.

6.3. Xác định lượng điện năng tạo ra của Hệ Năng lượng mặt trời

  • Dựa vào điều kiện bức xạ của khu vực lắp đặt, hiện trạng mặt bằng mái sẵn có có phù hợp với tiêu chuẩn lắp đặt hay không? Kết hợp với vật tư solar bao gồm tấm pin, inverter, phụ kiện đưa thông tin lên phần mềm PVSyst để tính toán mức sản lượng theo ngày, tháng, năm dự kiến.
  • Mục tiêu để đo lường, mô phỏng, phân tích hệ thống Năng lượng mặt trời, đưa quyết định Phương án đầu tư hiệu quả.

7. Kết luận lắp đặt điện năng lượng mặt trời

Đầu tư Năng lượng mặt trời vừa mang lại hiệu quả về mặt kinh tế đối với doanh nghiệp, phù hợp theo cơ chế chính sách nhà nước, ngoài ra còn mang lại quá nhiều lợi ích kèm theo.

Vậy bạn còn cần chờ không liên hệ DMT Solar để có được những lời tư vấn phù hợp nhất đối với Doanh nghiệp, mái nhà bạn?

Vì sao chọn DMT Solar?

Các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời của DMT Solar đạt tiêu chí về chất lượng, thương hiệu uy tín trên thị trường là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng, với khả năng cung cấp sản phẩm số lượng lớn cho các công trình - dự án trong nhiều năm qua, DMT Solar tự tin là nhà cung cấp sản phẩm năng lượng mặt trời tốt nhất hiện nay.

Sản phẩm nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Bảo hành 2 - 3 năm, đổi trả trong 12 tháng đầu
Luôn được kiểm tra chất lượng trước khi bàn giao
Công ty nhập khẩu trực tiếp tại nhà máy
CÔNG TY TNHH DMT SOLAR VIỆT NAM

Văn phòng: 814/5 Hà Huy Giáp, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)

Trụ sở: 26/1B Ấp Nam Lân, X. Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

Hotline: 0978.126.123 - CSKH/Bảo hành: 1900.099901 - Doanh nghiệp: (028) 999.99.123

Email: [email protected] - [email protected]

Web: www.dmtsolar.com - www.dmtsolar.vn

Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

Chưa có sản phẩm nào trong danh sách so sánh

Báo chí nói về DMT Solar

0978.126.123
Top