Chiều cao cột đèn bao nhiêu? 7 Tiêu chí không thể bỏ qua

Những chiếc đèn đường hiện nay có khá nhiều công suất khác nhau, điều này giúp người dùng dễ dàng lựa chọn mẫu đèn phù hợp với nhu cầu. Nhưng để đèn có hiệu suất chiếu sáng tốt nhất thì chiều cao cột đèn cung là một yếu tố khá quan trọng cần phải lưu ý, và không phải ai cũng biết cách chọn trụ đèn phù hợp. Qua bài viết này DMT Solar sẽ đưa ra bảng số số liệu để khách hàng có thể tự lựa chọn cũng như thiết kế cho mình một cột đèn ưng ý nhất.

Chiều cao cột đèn đường

7 yếu tố xác định nên dùng cột đèn cao bao nhiêu?

Quá trình chọn chiều cao cột đèn đặc biệt quan trọng, vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng ánh sáng trong khu vực chiếu sáng. Để đưa ra quyết định chính xác về chiều cao cột đèn, chúng ta có thể dựa vào 7 yếu tố sau đây.

1. Căn cứ vào độ rộng của đường để xác định chiều cao cột đèn phù hợp

Độ rộng của đường

Chiều cao cột đèn

Vị trí ứng dụng

Đường rộng từ 4-5 mét

Chiều cao cột đèn từ 6-7 mét

Đối với nông thôn, ngõ hẻm

Đường rộng từ 6-7 mét

Chiều cao cột đèn 8 mét

Với các tuyến đường công viên, đường nội bộ hay khu công nghiệp

Đường rộng 8-9 mét

Chiều cao cột đèn 9 mét

Với các tuyến đường phụ, đường lưu thông nội bộ, đường giao với quốc lộ

Đường rộng 10-11 mét

Chiều cao cột đèn 11-12 mét

Với các tuyến đường chính, tuyến đường giao thông lớn

2. Khoảng cách giữa 02 cột đèn

  • Để xác định khoảng cách lắp đặt cho 02 cột đèn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: diện tích chiếu sáng, công suất đèn chiếu sáng, chiều cao của cột đèn… nhu cầu sử dụng và cả tình hình kinh tế. Chung quy lại là “khoản cách càng xa chiều cao cột điện càng cao”.
  • Theo như tiêu chuẩn lắp đặt cột điện thì khoảng cách giữa hai cột điện tiêu chuẩn là 33 – 36 m. Đây là khoảng cách các cột đèn được lắp đặt trên đường cao tốc hay đường phố.
  • Nhưng riêng đối với các khu phố nhỏ thì cần các cột đèn có chiều cao thấp hơn từ 6 đến 9m và khoảng cách cũng được rút ngắn hơn. Phù hợp cho việc tập trung được nguồn sáng.
  • Tại một số vùng nông thôn, người dân thậm chí có thể tận dụng các cột điện có sẵn để lắp đặt cho tuyến đường lưu hành nội bộ, đối với trường hợp này thì chúng ta cần tính toán lại chiều cao và công suất đèn để đảm bảo cường độ sáng và độ phủ cho tuyến đường.

Khoảng cách giữa 2 cột đèn đường

4. Độ tải điện

Độ tải điện ảnh hưởng đến quá trình xác định chiều cao cột đèn thông qua yếu tố chính là khả năng tải của dây điện được sử dụng trong cột đèn, được đo bằng kW. Dựa trên thông số này, chúng ta có thể xác định công suất của bóng đèn cần sử dụng cũng như chiều cao phù hợp cho cột đèn.

Cụ thể, độ tải điện quyết định khả năng chịu tải của hệ thống, từ đó xác định được bóng đèn có công suất ra sao để không vượt quá giới hạn tải của cột đèn. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến việc quyết định chiều cao của cột đèn để đảm bảo hiệu suất ánh sáng tối ưu trong điều kiện an toàn và hiệu quả năng lượng.

Cách xác định chiều cao cột đèn đường thông qua độ tải điện

5. Áp lực gió

Các cột đèn đường có chiều cao từ 6 đến 12m đều cần đáp ứng tiêu chuẩn chịu áp lực gió lên đến 45 m/s.

6. Công suất bóng đèn dự tính sử dụng

Đèn LED chiếu sáng đường được thiết kế với nhiều công suất khác nhau, từ 30W đến 400W để đáp ứng nhu cầu chiếu sáng trong các khu vực giao thông đô thị, lối đi sân vườn, công viên, đường nông thôn, đường liên tỉnh, và liên xã huyện. Để đảm bảo hiệu suất chiếu sáng tối ưu trên đường phố, việc tính toán chiều cao lắp đặt là rất quan trọng. Dưới đây là bảng tổng hợp chiều cao cột đèn và công suất bóng đèn LED phù hợp, được DMT Solar tổng hợp sau nhiều dự án đèn đường trên toàn quốc:

Chiều cao cột đèn

Công suất đèn led dự định sử dụng

Cột đèn cao dưới 6m

Công suất đèn đường Led từ 30 đến 50W

Cột đèn cao 6m

Công suất đèn đường LED từ 50W đến 80W

Cột đèn cao 7m

Đèn cao áp có công suất 250W hoặc đèn đường LED công suất 100W

Cột đèn cao từ 8m đến 9m

Đèn cao áp công suất 250W hoặc đèn đường LED công suất 120W

Cột đèn cao 10m

Đèn cao áp có công suất trên 250W hoặc đèn đường LED 150W

Cột đèn cao 11m

Đèn cao áp có công suất 250W-400W hoặc đèn đường LED 150W-180W.

Cột đèn cao 12m

Đèn có công suất 400W hoặc đèn đường LED 180W-200W

Bảng trên là căn cứ để chúng ra xác định được mức độ tương đối giữa chiều cao của cột đèn và công suất đèn để cường độ sáng được đảm bảo. Ngoài cường độ sáng thì còn yếu tố khác mà chúng ta cần phải quan tâm là độ phủ của ánh sáng. Độ phủ của ánh sáng là mối tương quan giữa độ rộng của đường và khoản cách giữa các trụ, cũng như nhu cầu sử dụng ánh sáng. Sau đây, DMT Solar xin đi chi tiết từng yếu tố:

7. Nhu cầu sử dụng ánh sáng và vị trí địa lý lắp đặt

  • Đối với các khu vực như nông thôn, công viên khu đô thị, khu công nghiệp… cần ánh sáng tập trung . Nhu cầu sử dụng ánh sáng cao nên cột điện có chiều cao từ 6 đến 8m là phù hợp nhất.
  • Đối với các tuyến đường chính, đường quốc lộ, cầu cảng cần ánh sáng chiếu xa và rộng nên cột đèn đường được lắp đặt ở đây cao từ 10 đến 12 m.

Trên đây là các quy định chung để xác định được chiều cao của cột đèn năng lượng mặt trời được nhiều nhà thầu áp dụng để lắp đặt hệ thống chiếu sáng. Đối với từng khu vực và nhu cầu thực tế sẽ được thiết kế riêng để đáp ứng được tốt nhất, hãy liên hệ DMT Solar để được tư vấn chính xác và tốt nhất.

->Xem thêm:  Tổng hợp những kích thước cột đèn đường phổ biến nhất hiện nay.

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

Tìm bài viết

Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

Chưa có sản phẩm nào trong danh sách so sánh

Báo chí nói về DMT Solar

0978.126.123
Top