Ngày nay, đèn đường năng lượng mặt trời ngày càng được sử dụng rộng rãi. Từ những hộ gia đình nhỏ lẻ cho đến những khu vực lớn như: trường học, công ty, xí nghiệp, công viên,.. Thông thường bạn sẽ ít được nghe đến việc so sánh giữa các dòng đèn NLMT. Nên có nhiều khách hàng muốn sử dụng đèn đường năng lượng mặt trời nhưng còn băn khoăn chưa biết lựa chọn dòng sản phẩm đèn đường liền thể hay đèn đường có tấm pin năng lượng rời (truyền thông). Trong bài viết dưới đây, DMT Solar sẽ mang đến thông tin về sự khác nhau giữa 2 loại đèn này nhé!
Đèn năng lượng mặt trời liền thể Nova
1. Sự khác nhau về cấu trúc
Đèn đường năng lượng mặt trời nói chung sẽ bao gồm các bộ phận chính: nguồn LED chiếu sáng, tấm pin năng lượng mặt trời, pin lưu trữ và cần đèn.
Tuy nhiên, chi tiết các bộ phận của đèn truyền thống và đèn liền thể sẽ có sự khác biệt:
- Đèn năng lượng mặt trời liền thể: Tất cả thành phần bao gồm: LED chiếu sáng, hệ thống bo mạch điều khiển, tấm năng lượng mặt trời, pin lưu trữ, cảm biến ánh sáng, cảm biến chuyển động,... được hợp thành một thể thống nhất.
- Mặt trên: 100% diện tích ở mặt trên là tấm năng lượng, và được tích hợp cảm biến ánh sáng.
- Mặt dưới: là bảng LED chiếu sáng, cảm biến chuyển động (Nếu có), phần còn lại lớp vỏ bảo vệ.
- Bên trong: là hệ thống bo mạch điều khiển, pin lưu trữ Lithium.
- Đèn đường năng lượng mặt trời tấm pin rời (truyền thống): các linh kiện như pin lưu trữ, bo mạch điều khiển, chíp Leds,... được tích hợp trên đèn mà không bao gồm tấm năng lượng mặt trời. Tấm pin năng lượng mặt trời được tích hợp cảm biến ánh sáng sẽ nằm tách biệt so với đèn, và thường sẽ được lắp ở đỉnh của cột đèn.
Đèn đường năng lượng mặt trời Intense
2. Tính linh hoạt của tấm pin
- Đèn đường năng lượng mặt trời liền thể: vì tấm pin năng lượng mặt trời sẽ được gắn ở mặt trên của thiết bị chiếu sáng nên không thể chủ động điều chỉnh hướng cũng như vị trí của tấm pin.
- Đèn đường năng lượng truyền thống: bạn có thể điều chỉnh tấm pin lượng mặt trời theo góc tốt nhất để tấm pin có thể hấp thụ ánh nắng mặt trời tối đa.
Đèn năng lượng mặt trời liền thể và đèn năng lượng mặt trời tấm pin rời
3. Cách lắp đặt đèn năng lượng mặt trời
- Lắp đặt đèn đường năng lượng mặt trời liền thể: Cấu tạo đèn giúp việc vận chuyển được dễ dàng, thi công lắp đặt nhanh chóng hơn và cũng tiết kiệm được chi phí thi công. Các thao tác thực hiện đơn giản hơn rất nhiều, chỉ gồm: đào hố, gắn đèn bằng ốc vít và sau đó chôn cột đèn. Tất cả các chi tiết dễ dàng lắp đặt trên cột mới hoặc cũ, hoặc thậm chí có thể lắp đặt trên tường.
- Lắp đặt đèn năng lượng mặt trời truyền thống: người dùng cần phải thao tác lắp đặt cụm đèn chiếu sáng riêng và tấm năng lượng mặt trời riêng, sau đó sẽ kết nối chúng lại với nhau bằng jack nối. Việc lắp đặt đèn truyền thống thường phức tạp hơn, vì vậy mức chi phí thường sẽ cao hơn so với việc lắp đèn liền thể.
4. Sự khác nhau về kích thước tấm pin
- Đèn đường năng lượng mặt trời liền thể: kích thước của tấm pin năng lượng mặt trời sẽ bị giới hạn bởi kích thước của phần đèn mà nó được gắn vào, nên kích thước nhỏ gọn, thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, điều này lại khiến đèn hấp thụ được ít năng lượng mặt trời hơn. Khiến ánh sáng có thể bị yếu trong một vài trường hợp.
- Đèn đường năng lượng mặt trời truyền thống: vì tấm pin không được gắn cố định với đèn nên kích thước lớn hơn, to gấp vài lần so với đèn liền thể, phù hợp với nhu cầu và mục đích người dùng. Các tấm pin mặt trời lớn có khả năng chuyển đổi và lưu trữ đủ năng lượng để đèn hoạt động cả đêm kể cả khi thời tiết nhiều mây.
Tấm pin đèn đường Sokoyo Lumo
5. Dung lượng pin lưu trữ
- Đèn đường năng lượng mặt trời liền thể: tấm pin năng lượng mặt thường có kích thước nhỏ phù hợp với cấu tạo và kích thước của toàn bộ đèn, vì vậy dung lượng pin lưu trữ thường không cao bằng đèn năng lượng mặt trời truyền thống.
- Đèn đường năng lượng mặt trời truyền thống: Các tấm pin mặt trời lớn có kích thước khá lớn, có khả năng lưu trữ tốt, đảm bảo hoạt động chiếu sáng của đèn kể cả khi thời tiết xấu.
Pin lưu trữ đèn Sokoyo Conco
6. Công nghệ cảm biến chuyển động
- Đèn đường năng lượng mặt trời liền thể: Công nghệ này thường được tích hợp trên các dòng đèn năng lượng mặt trời liền thể. Cho phép đèn có thể phát hiện chuyển động xung quanh đèn. Khi này, đèn sẽ tự động điều chỉnh độ sáng trong khoảng cách từ 7 đến 10 mét. Điều này giúp tiết kiệm nguồn pin tiêu thụ và đảm bảo hoạt động chiếu sáng của đèn suốt 12 giờ.
Tích hợp cảm biến chuyển động Microwave
- Đèn đường năng lượng mặt trời truyền thống: Vì diện tích tấm pin lớn, dung lượng lưu trữ nhiều nên đèn truyền thống sẽ ít được trang bị chức năng này.
7. Thay thế, bảo hành
- Đèn đường năng lượng mặt trời liền thể: tất cả các bộ phận được tích hợp bên trong nên việc tháo lắp, bảo hành sẽ khó khăn hơn, phải đảm bảo về mặt kỹ thuật và chống nước khi sửa chữa đèn.
- Đèn đường năng lượng mặt trời truyền thống: Các bộ phận nằm rời rạc vậy nên khi có sự việc bảo hành thì việc kiểm tra dễ dàng hơn.
Trên đây là tổng hợp thông tin về sự khác nhau giữa đèn đường năng lượng mặt trời liền thể và đèn truyền thống để quý khách tham khảo.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về sản phẩm, qúy khách hãy liên hệ ngay đến tổng đài: 0978.126.123 để được tư vấn nhé!
>> Xem thêm: Giá đèn đường năng lượng mặt trời được cập nhật mới nhất hiện nay.