Tổng hợp các biện pháp thi công đèn đường chiếu sáng

Tổ chức thi công hệ thống chiếu sáng đèn đường gồm nhiều công đoạn, công tác đào hố móng, thi công lắp dựng, thống kê vật tư, thử sáng đèn đường,… DMT Solar xin giới thiệu đến bạn đọc các biện pháp thi công đèn đường chiếu sáng được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam ngay trong bài viết dưới đây.

Các căn cứ lập biện pháp thi công đèn đường

thi công đèn đường chiếu sáng

Hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật phần thuyết minh với bản thiết kế vẽ thi công trong hồ sơ mời thầu thi công lắp đặt.

Kết quả khảo sát thực tế tại hiện trường công trình cũng như xem xét kiểm tra các điều kiện về:

  • Địa hình thi công xây lắp
  • Nguồn vật liệu xây dựng
  • Đường vận chuyển
  • Thời gian
  • Tiến độ thi công xây lắp
  • Chất lượng thi công

Các quy trình và quy phạm cùng với các mức định kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình xây dựng nói chung và xây lắp công trình điện nước nói riêng. Do ngành điện và Nhà nước ban hành có giá trị hiện hành cùng các tiêu chuẩn thiết kế, nghiệm thu và thi công trong hồ sơ mời thầu.

Thi công đèn đường nhằm mục tiêu gì?

thi công đèn đường chiếu sáng

Mục tiêu thi công nhằm đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ, đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật và tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu trong quy trình, quy phạm với những chỉ tiêu kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế thi công. Tuy nhiên, khi đưa công trình vào sử dụng đều đảm bảo cho việc vận hành an toàn lâu dài và liên tục.

Bên cạnh đó, giữ gìn công tác phòng chống cháy, nổ và đảm bảo vệ sinh môi trường trong phạm vi công trường.

Tiết kiệm các chi phí thiết bị, vật tư và nhân công, phương tiện thi công với những chi phí liên quan khác. Chính vì thế, giúp tiết kiệm được chi phí về vốn đầu tư cho công trình xây dựng.

Giữ gìn an ninh trật tự và an toàn cho toàn xã hội, đoàn kết cùng các cấp chính quyền, nhân dân địa phương,…đây chính là những vấn đề được đề cao, coi trọng trong quá trình thi công xây lắp công trình. Nhằm đảm bảo tuyệt đối về thiết bị, bảo quản vật tư tại công trình không bị mất mát.

Các biện pháp kỹ thuật thi công đèn đường chiếu sáng

Căn cứ vào hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật cùng với đặc điểm địa hình xây lắp công trình thì nhà thầu lựa chọn phương án thi công bằng cơ giới tại các xe chuyên dụng.

thi công đèn đường led

Nhận tuyến, cắm tim móng cột và xác định vị trí đặt tủ điện

Khi nhận mốc cao độ và tọa độ chuẩn do chủ đầu tư cùng tư vấn thiết kế bàn giao thì Nhà thầu có trách nhiệm trong việc đo đạc kiểm tra lại các mốc đã được xác định vị trí các hạng mục công trình. Trong trường hợp, nếu phát hiện có sai lệch khác với mốc được bàn giao thì phải kịp thời thông báo ngay cho chủ đầu tư hoặc đơn vị khảo sát thiết kế. Từ đó, tìm biện pháp kiểm tra và hiệu chỉnh kịp thời.

Đào rãnh cáp, lắp đặt ống nhựa xoắn, rải cáp ngầm

 Rãnh cáp qua đường đều được đào, đặt ống nhựa xoắn giúp bảo vệ cáp khi thi công bề mặt đường. Tuy nhiên, khi đào xong cần đặt ống nhựa xoắn qua đường và lấp trả lại mặt đường đúng như ban đầu. Rãnh cáp dọc tuyến đào thủ công và cáp điện lắp đặt trong ống nhựa xoắn bảo vệ.

Trước khi rải cáp đều được đo thử cách điện bằng Megomet và được đặt trong ống nhựa xoắn. Trong quá trình rải cáp thì cuộn cáp phải để trên giá quay ra cáp nhằm tránh chày xước vỏ cáp. Cuối cùng được lấp đầu đất đầm chặt và dọn sạch sẽ vệ sinh.

Biện pháp thi công lắp dựng cột đèn

Thi công móng cột

Mặt bằng hố móng, mặt bằng cần để có thể tập kết cát, đá và dăm vật liệu đúc móng cũng như mặt bằng đặt máy trộn bê tông như sau:

  • Mặt bằng tập kết đá, sỏi, cát khoảng 10m2 – 15m2.
  • Mặt bằng thi công khoảng 10m2 – 12m2
  • Mặt bằng san sát mép hố móng có vị trí phù hợp để có thể thi công đúc móng thuận tiện nhất.
  • Đất đào móng cần được tập trung đổ gọn cho việc lấp đất móng nhằm đảm bảo không làm khó khăn cho thi công.

Chiều sâu hố móng được xác định như sau:

  • Khi thi công móng đạt tới độ sâu đúng theo thiết kế và khi phát hiện nền đất lầy sụt hay yếu cần báo ngay cho kỹ thuật để có thể lập biên bản xác nhận.
  • Nếu đào sâu thêm 0,5m – 1m mà đất vẫn yếu thì cần ngừng thi công ngay lập tức.

Kích thước hố móng như sau:

  • Chiều rộng của đáy móng bằng chiều rộng bê tông lót móng cộng khoảng 30cm mỗi phía
  • Độ vát mép hố móng bằng hệ số vát mép nhân với chiều sâu hố móng

Đúc bê tông móng cột

Các hố móng khi được nghiệm thu và đã đạt yêu cầu thì mới có thể tiến hành thi công đúc móng.

  • Đổ lót móng
  • Lắp cốt pha
  • Đúc bê tông móng
  • Bảo dưỡng bê tông
  • Tháo dỡ cốt pha
  • Nghiêm thu móng

Lắp ghép cốt pha

Cốt pha định hình cho mỗi loại móng đều được gia công trước tại nơi đóng quân. Tuy nhiên, đối với cốt pha lỗ chân cột sử dụng tôn dày từ 1,5mm – 2mm bên trong cần hàn các gân giúp tăng độ chác chắn và có quai xách.

Mặt cốt pha khi tiếp xúc với bê tông cần bào nhẵn và ghép kín các mối hàn lại với nhau. Bên cạnh đó, các khe hở cần được bôi dầu nhớt chống dính trước khi tiến hành đổ bê tông.

Cốt pha khi được chống xê dịch ở vị trí chắc chắn bằng các dây chống, chân đế cây chống cố định và chống trượt. Sử dụng cây căng tim để có thể định vị một cách chính xác tâm móng.

Đổ bê tông móng

Khi hoàn thành cốt pha cũng như cốt thép thì tiến hành đổ bê tông móng. Sau khi bê tông móng đổ xong cần làm phẳng, xoa nhẵn bề mặt. Ngoài ra, quy trình bảo dưỡng bê tông cần tuân thủ đúng theo quy trình kỹ thuật.

Biện pháp thi công cần đèn chiếu sáng sáng

Công tác thi công tiếp địa

Đào rãnh tiếp địa nhằm đảm bảo độ sâu đúng với bản thiết kế. Bên cạnh đó, dây tiếp địa trước khi rải cần nắn thẳng và cọc đóng trực tiếp xuống rãnh. Lấp đất rãnh tiếp địa không được lẫn sỏi đá hoặc các loại tạp chất. Sau đó, tiến hành lấp từng lớp dày từ 15cm – 20cm.

Lắp đặt tủ điện

Tủ điện cần được kiểm tra thật kỹ càng trước khi đặt vào các vị trí. Sử dụng điện bậc cao đấu và nối đúng với sơ đồ nguyên lý, phân pha và phân lộ chiếu sáng theo hồ sơ thiết kế. Cần kiểm tra các vị trí đầu nối nhằm tránh tình trạng tiếp xúc chạm chập và điện kém.

Đấu nối, kiểm tra toàn tuyến

Bảng điện cửa cột sẽ được lắp đặt ngay ngắn vào bên trong thân cột đã được bố trí sẵn. Điều đó, nhằm đảm bảo độ an toàn cho quá trình vận hành sau này. Hệ thống tiếp địa khi lắp đặt hoàn chỉnh và được thí nghiệm bằng các chuyên gia về an toàn điện.

Hoàn trả mặt bằng

Khi lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống chiếu sáng cần hoàn trả mặt bằng đúng theo hiện trạng band dầu và đúng với quy phạm ngành giao thông. Bởi hố móng cột và móng tủ cùng với rãnh tiếp địa đều được đào trên vỉa hè. Chính vì thế, khi thi công xong cần thực hiện hoàn trả để có thể đảm bảo đúng với hiện trạng ban đầu.

Công tác hoàn thiện công trình 

Công trình khi thi công theo hình thức cuốn chiếu phải đảm bảo an toàn cho lưới đèn theo các tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định trong hồ sơ thiết kế. Các công việc của khâu này bao gồm:

  • Đóng điện không tải để có thể kiểm tra các thông số kỹ thuật của tủ và đảm bảo an toàn thì mới cấp được nguồn cho hệ thống chiếu sáng.
  • Tủ điều khiển cần đóng điện Aptomat tổng kiểm tra điện áp của nguồn từng pha bằng vôn kế.
  • Rút toàn bộ cầu chì của cáp cấp nguồn bàng lưới và đóng bằng tay.
  • Kiểm tra lại điện áp nguồn và dòng điện từng pha.

Công ty thi công đèn đường chiếu sáng uy tín tại Việt Nam

Hiện nay, nhu cầu sử dụng đèn đường Led ngày một tăng bởi các tính năng mà nó mang lại. Do đó, nhằm đảm bảo quyền lợi của mỗi khách hàng để lựa chọn được sản phẩm tốt, ưng ý nhất. DMT Solar chuyên thi công đèn đường chiếu sáng uy tín tại Việt Nam.

Trải qua hơn chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đèn đường chiếu sáng. Chúng tôi sở hữu đội ngũ được đào tạo bài bản và cho ra thị trường các mẫu đèn đường led đa dạng với giá thành cạnh tranh. Mọi sản phẩm đều có đầy đủ thông tin từ công suất cho tới thời gian bảo hành.

  • Sản phẩm chất lượng cao.
  • Giá thành cạnh tranh
  • Bảo hành sản phẩm tốt

Liên hệ với DMT Solar qua 0978.126.123 để biết thêm thông tin chi tiết.

Chia sẻ:

Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

Chưa có sản phẩm nào trong danh sách so sánh

Video nổi bật

Báo chí nói về DMT Solar 🇻🇳

0978.126.123
Top