So sánh công nghệ sạc MPPT với PWM trên đèn năng lượng mặt trời

Đối với hệ điện năng lượng mặt trời áp mái chắc chắn bạn đã nghe nhiều về bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời PWM và MPPT. Và hiện nay 02 công nghệ này cũng đã được áp dụng trong đèn năng lượng mặt trời.

1. Điểm giống nhau giữa hai công nghệ sạc MPPT và PWM

Cả hai loại bộ điều khiển sạc được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điện năng lượng mặt trời và đèn năng lượng mặt trời cao cấp và cả hai lựa chọn này cũng là tuyệt vời để sạc pin hiệu quả . Nhiệm vụ cơ bản nhất của bộ điều khiển sạc là điều chỉnh điện áp ra của PV panel thành điện áp thích hợp để nạp cho Pin/Acquy.

2. Sự khác biệt giữa bộ điều khiển sạc PWM và MPPT là gì?

2.1 Công nghệ sạc PWM cho đèn năng lượng mặt trời

  • Bộ điều khiển sạc Pulse-Width Modulating (PWM) sử dụng các thuật toán phức tạp để xác định lượng điện tích đi vào pin hoặc ắc quy của đèn năng lượng mặt trời và từ từ giảm dần khi pin hoặc ắc quy đầy.
  • Điều khiển sạc PWM về cơ bản nó giống như switch chuyển đổi kết nối giữa tấm pin năng lượng mặt trời vào tổ hợp pin/ắc quy.PWM sử dụng các mạch điện tử transitor đóng cắt liên tục với tần số cao để ổn áp sạc cho pin/ắc quy, phương pháp này có nhược điểm lớn là làm hao phí khoảng trên dưới 20% lượng điện sạc từ tấm pin năng lượng mặt trời. Sự hao phí lớn này cũng là lí do chính mà hiện nay các loại đèn năng lượng mặt trời cao cấp không còn ứng dụng công nghệ PWM nữa.

2.2 Công ngệ sạc MPPT cho đèn năng lượng mặt trời dự án

  • Bộ điều khiển sạc theo dõi nhiều điểm (MPPT)(Maximum Power Point Tracker) thực tế là một bảng điều khiển năng lượng mặt trời được tích hợp trong bộ đèn năng lượng mặt trời, nó sẽ theo dõi, giám sát đầu ra để có thể tự động khớp điện áp mà nó tạo ra với điện áp của ắc quy nhằm tối đa hóa hiệu suất sạc.
  • MPPT là phương pháp dò tìm điểm làm việc có công suất tối ưu của hệ thống nguồn điện pin mặt trời qua việc điều khiển chu kỳ đóng mở khoá điện tử dùng trong bộ DC/DC.
  • Công nghệ điều khiển sạc theo dõi điểm tối đa MPPT sẽ giúp ta thu được nhiều năng lượng hơn từ tấm pin năng lượng mặt trời cho Pin/ắc quy lưu trữ của đèn năng lượng mặt trời. Hiệu quả của phương pháp này vượt trội hơn khoảng từ 10% đến 40% khi các tấm pin có nhiệt độ thấp khoảng dưới 45ºC, hoặc rất cao khi nhiệt độ trên 75ºC, hoặc khi cường độ bức xạ ánh sáng từ mặt trời thấp. Với khả năng làm việc được tối ưu hơn thì MPPT thường ứng dụng cho các loại đèn năng lượng trời cao cấp lắp đặt cho những nơi có nhiều sương mù, mưa nhiều và thường xuyên thiếu nắng.
  • Khi ở điều kiện nhiệt độ cao nhưng cường độ bức xạ thấp, điện áp đầu ra của tấm năng lượng sẽ giảm đáng kể. Thêm nhiều cell cần được kết nối vào tấm pin để đảm bảo điện áp đầu ra của tấm pin pin phải cao hơn điện áp pin/ắc quy. Đây chính là điểm yếu nếu sử dụng điều khiển sạc PWM. Chính vì thế việc sử dụng điều khiển sạc MPPT, có thể nối tiếp nhiều cell pin với nhau để cho điện áp cao hơn, giảm cường độ dòng điện.
  • Nhược điểm lớn nhất khi áp dụng công nghệ sạc MPPT cho đèn năng lượng mặt trời là làm giá thành tăng lên khá nhiều. Nên thường công nghệ này chỉ được trang bị cho những chiếc đèn đường năng lượng mặt trời dự án.

>>> Lý do bạn nên mua Đèn năng lượng mặt trời Blue Carbon

Bạn có thể tham khảo một số mẫu đèn dự án sử dụng năng lượng mặt trời sử dụng công nghệ sạc MPPT [Tại đây]:

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

Tìm bài viết

Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

Chưa có sản phẩm nào trong danh sách so sánh

Báo chí nói về DMT Solar

0978.126.123
Top