Vì sao miền Bắc thường xuyên cắt điện?

Không khó để bắt gặp những tin nhắn cắt điện hay lời kêu than vì mất điện của nhiều cư dân tại miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng. Vậy vì sao miền Bắc thường xuyên cắt điện?

Thực trạng thiếu điện tại Miền Bắc

Tình trạng thiếu điện tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đây là vấn đề đặc biệt được quan tâm vì Hà Nội là một trong những điểm tiêu thụ điện cao nhất trong nước, đặc biệt trong mùa hè này. Sự mất điện đã ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mọi người, từ nhà ở, trường học, đường phố cho đến các khu vực sản xuất.

Trong thời gan gần đây, mất điện thường xuyên đã trở thành vấn đề thường xuyên diễn ra tại nhiều hộ gia đình tại Hà Nội. Sự cố mất điện kéo dài trong nhiều giờ liên tục thường xảy ra ở các quận, huyện ngoại ô như Thạch Thất, Chương Mỹ, Hoài Đức, và đôi khi cả ở một số quận trong nội thành.

Hình ảnh của những khu phố, làng xóm, người dân đổ ra đường để tìm cảm giác mát mẻ hoặc tập trung tại các trung tâm thương mại để tránh cái nóng đã trở nên quen thuộc. Đặc biệt, một số học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi cấp 3 hoặc đại học phải sử dụng đèn pin để ôn tập.

Không chỉ có việc cắt điện cho hộ gia đình, Hà Nội cũng đã thực hiện việc tắt đèn chiếu sáng trên đường phố, trong các khu vườn hoa và trên vỉa hè. Các tuyến phố trong khu vực phố cổ hoặc thậm chí khu vực Hồ Gươm, hầu hết các hệ thống chiếu sáng và biển quảng cáo đều không hoạt động.

Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu điện tại Miền Bắc

Thời tiết nóng bức đã làm tăng mức tiêu thụ điện của người dân, và đây là nguyên nhân được Bộ Công thương và đại diện của EVN (Tổng công ty Điện lực Việt Nam) đưa ra để giải thích tình trạng thiếu điện. Tổng công ty Điện lực Hà Nội cho biết, lượng tiêu thụ điện bình quân trong tháng 5 đã vượt quá 75,4 triệu kW, và đến ngày 4/6 đã tăng lên 88,5 triệu kW.

Nắng nóng cũng đã ảnh hưởng đến các hồ thủy điện, chiếm khoảng 43% nguồn cung cấp điện tại miền Bắc. Điều này dẫn đến giảm mạnh công suất điện sản xuất trung bình khoảng 12-15% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, nguồn nhiệt điện than cũng đã giảm công suất hoặc gặp sự cố. Đây là một nguồn cung cấp quan trọng, chiếm 48% cơ cấu nguồn điện ở miền Bắc.

Tuy nhiên, nắng nóng không phải là nguyên nhân duy nhất. Một nguyên nhân quan trọng hơn là hệ thống điện ở miền Bắc thiếu nguồn cung mới, phụ thuộc nhiều vào thủy điện và điện than, cũng như một số nguồn cung ứng điện từ Lào và Trung Quốc. Việc triển khai các dự án điện mới diễn ra chậm chạp, nguồn điện không tăng trưởng đủ nhanh để đáp ứng mức tăng trưởng tiêu thụ điện.

Ngoài ra, hệ thống truyền tải điện không ổn định đang gây áp lực lớn lên thị trường điện ở miền Bắc. Trong nhiều khu vực, hệ thống lưới điện quá tải gây ra rủi ro cho việc vận hành hệ thống điện.

-> XEM THÊM: Tổng hợp 20 cách tiết kiệm điện năng đơn giản, hiệu quả

Vậy miền Trung và Nam liệu có gặp tình trạng tương tự?

Hiện tượng thiếu điện chỉ xảy ra ở miền Bắc, trong khi hai miền còn lại không gặp vấn đề tương tự. Nguyên nhân là do công suất tiêu thụ điện ở miền Trung và miền Nam thấp hơn, nguồn điện sản xuất ở hai khu vực này nhiều hơn nhu cầu tiêu thụ. Đồng thời, các nguồn điện tái tạo như điện mặt trời và điện gió được sử dụng tại đây.

Tuy điều này đáng mừng, nhưng nó cũng phản ánh một sự không đồng đều trong phân bổ nguồn điện. Mặc dù tỷ lệ nguồn điện tái tạo chiếm gần 27% tổng công suất hệ thống vào cuối năm 2022, nhưng nguồn điện này không phân phối đều đến miền Bắc và tập trung chủ yếu ở miền Trung và miền Nam.

Nguyên nhân của tình trạng này là sự không tương thích giữa các lưới điện của các dự án cấp điện khác nhau với hệ thống điện của toàn miền hoặc toàn khu vực. Điều này dẫn đến tình trạng nghẽn mạch điện cục bộ, buộc nguồn điện tái tạo phải giảm để hệ thống điện không chịu quá tải.

Tại sao điện tái tạo không thể tới miền Bắc?

Mặc dù nguồn năng lượng điện tái tạo tại miền Trung và miền Nam có khả năng điền vào khoảng trống cung ứng điện cho miền Bắc, thị trường điện miền Bắc vẫn phải phụ thuộc vào việc mua điện từ Lào và Trung Quốc.

Nguồn điện tái tạo không thể tích hợp vào lưới điện quốc gia do tất cả các dự án điện mặt trời và điện gió đặt ở miền Nam. Tuy nhiên, hệ thống truyền tải điện từ miền Nam sang miền Bắc đã đạt công suất tối đa và không thể chịu thêm lượng điện.

Để tận dụng tối đa nguồn điện tái tạo, cần phải tiến hành sửa chữa và nâng cấp hệ thống truyền tải điện hiện có, cũng như xây dựng thêm các đường truyền tải mới. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi thời gian dài, kéo dài từ vài năm trở lên, do đó không thể là giải pháp cho tình trạng khủng hoảng điện hiện tại.

> XEM THÊM: Lắp điện năng lượng mặt trời giá tốt năm 2023

Chuyện gì đang xảy ra với các hồ thủy điện tại nước ta?

Theo thống kê cho đến ngày 8/6, đã có 11 hồ thủy điện trên toàn quốc buộc phải ngừng hoạt động và ngừng sản xuất điện do mực nước quá thấp, không đảm bảo hoạt động bình thường. Các hồ tại khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đều ghi nhận mực nước dưới mực nước chết - tức là mực nước thấp nhất để đảm bảo hoạt động và vận hành các nhà máy điện.

Đặc biệt, Thủy điện Thác Mơ tại Bình Phước và Thủy điện Sơn La đang đối mặt với tình trạng cạn trơ đáy - một cảnh tượng chưa từng xảy ra. Nhiều đơn vị thủy điện khác cũng báo cáo rằng mực nước trong hồ chỉ còn đủ để hoạt động trong vài ngày tới, sau đó mực nước sẽ giảm xuống mức không đủ để vận hành các máy phát điện.

Tình trạng này được giải thích là do hiện tượng El Nino đang gia tăng trên toàn cầu, gây tăng nhiệt độ ở mức kỷ lục tại nhiều vùng trên thế giới. Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt đã làm tăng nhu cầu sử dụng điện, đặt áp lực lớn lên ngành điện trong nước và toàn cầu.

> XEM THÊM: Giảm tiền điện hàng tháng với pin năng lượng mặt trời áp mái

Chia sẻ:

Tìm bài viết

Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

Chưa có sản phẩm nào trong danh sách so sánh

Báo chí nói về DMT Solar

0978.126.123
Top