Từ xưa đến này chúng ta đã biết nguồn năng lượng từ mặt trời giúp cây cối phát triển xanh tươi, hoa lá nở rộ. Nhưng năng lượng mặt trời không chỉ nuôi dưỡng sự sống, mà còn có thể giúp chiếu sáng, cung cấp điện cho ngôi nhà của bạn, cho các nhà máy và thậm chí cả các phương tiện giao thông.
Trong bài viết này, DMT Solar sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về năng lượng mặt trời, hệ thống điện năng lượng mặt trời, được sử dụng để làm gì? Được tạo ra như thế nào?.... Nếu bạn đang quan tâm đến việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, hoặc đơn giản là muốn tìm hiểu về một nguồn năng lượng sạch và bền vững, thì đây chính là bài viết dành cho bạn.
1. Năng lượng mặt trời là gì?
Năng lượng mặt trời là năng lượng bức xạ được tạo ra từ Mặt Trời, đây cũng được xem là nguồn năng lượng được con người sử dụng từ thuở sơ khai đến nay, ngay trước cả khi phát minh ra lửa. Hàng ngày, Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất một lượng năng lượng khổng lồ, dự kiến đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng của toàn nhân loại trong nhiều năm. Hiện nay, năng lượng mặt tời được chuyển đổi thành nhiều dạng năng lượng khác nhau như nhiệt năng, quang năng và đặc biệt nổi lên trong những năm gần đây đó là điện năng.
2. Điện mặt trời là gì?
Điện mặt trời là loại điện năng được sản xuất trực tiếp từ ánh sáng mặt trời. Quá trình này diễn ra nhờ vào các tấm pin mặt trời (pin quang điện). Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin, nó sẽ kích thích các electron trong vật liệu bán dẫn của pin di chuyển tạo thành dòng điện. Dòng điện này sau đó được chuyển đổi thành điện năng mà chúng ta có thể sử dụng.
Hiện nay, có 3 loại hệ thống điện năng lượng mặt trời chính:
- Hệ thống điện mặt trời hoà lưới (nối lưới - On-grid): Điện năng sản xuất được từ hệ thống sẽ được đưa lên nguồn lưới điện quốc gia, chính vì vậy chúng không có hệ thống pin lưu trữ.
- Hệ thống điện mặt trời độc lập (Off-grid): Giống với tên gọi, đây là hệ thống hoạt động hoàn toàn độc lập, không kết nối với nguồn lưới, do đó chúng được kết nối với hệ thống lưu trữ hay còn gọi là Battery bank.
- Hệ thống điện mặt trời Hybrid : Về cơ bản đây là hệ thống kết hợp của 2 hệ thống trên. Tức là hệ thống vừa có khả năng cung cấp nguồn điện sử dụng trực tiếp, vừa có thể tích trữ điện vào trong hệ thống lưu trữ. Ngoài ra, hệ này cũng có thể kết nối với lưới điện nhằm tích trữ điện giá rẻ, hay bán điện cho điện lưới quốc gia.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về lịch sử ra đời của pin năng lượng mặt trời, nguồn gốc, thuở sơ khai con người đã tận dụng nguồn năng lượng mặt trời ra sao cho đến thời đại hiện nay.
Mặc dù năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng sạch, vĩnh cữu những cũng có những ưu điểm và nhược điểm (điểm hạn chế) nhất định, cùng tìm qua những điểm ấy trong phần dưới đây.
3. Ưu điểm và hạn chế của năng lượng mặt trời
3.1 Ưu điểm của hệ thống năng lượng mặt trời
- Sạch và bền vững: Đây là ưu điểm nổi bật nhất. Năng lượng mặt trời không gây ô nhiễm môi trường, không thải ra khí nhà kính và là nguồn năng lượng vô tận.
- Tiết kiệm chi phí dài hạn: Sau khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, chi phí vận hành hệ thống điện mặt trời rất thấp, thậm chí là bằng không.
- Đảm bảo an ninh năng lượng: Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và giá nhiên liệu tăng cao.
- Ứng dụng đa dạng: Điện mặt trời có thể được sử dụng để cung cấp điện cho các hộ gia đình, doanh nghiệp, các thiết bị điện tử, thậm chí cả các phương tiện giao thông.
3.2 Hạn chế của năng lượng mặt trời
- Chi phí đầu tư ban đầu cao: Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời đòi hỏi một khoản vốn đầu tư khá lớn, đặc biệt là đối với các hệ thống quy mô lớn.
- Hiệu suất phụ thuộc vào thời tiết: Năng lượng mặt trời chỉ có thể sản xuất điện khi có ánh sáng mặt trời. Vào những ngày nhiều mây hoặc ban đêm, hiệu suất của hệ thống sẽ giảm.
- Diện tích lắp đặt: Cần có diện tích mái nhà hoặc đất trống đủ lớn để lắp đặt các tấm pin mặt trời.
- Công nghệ còn hạn chế: Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng hiệu suất chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng của các tấm pin vẫn chưa đạt mức tối ưu.
- Lưới điện: Việc tích hợp hệ thống điện mặt trời vào lưới điện quốc gia đòi hỏi chi phí cao hơn.
4. Ứng dụng của năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, như:
- Sản xuất điện: Cung cấp điện cho hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà máy nhằm mục đích sử dụng điều hoà, điện, thang máy, sản xuất,....
- Chiếu sáng: Một ứng dụng không kém phổ biến với hệ thống điện năng lượng đó là đèn năng lượng mặt trời, giúp chiếu sáng mọi nơi kể cả những nơi không có điện lười với chi phí 0đ tiền điện.
- Sưởi ấm: Hệ thống làm nóng nước từ năng lượng mặt trời được sử dụng rộng rái hiện nay.
- Nấu ăn: Bếp mặt trời.
- Chế biến nước: Máy khử muối bằng năng lượng mặt trời, tiệt trùng nước bằng nhiệt năng từ mặt trời.
- Giao thông: Ô tô điện, tàu thuyền chạy bằng năng lượng mặt trời.
- Một số ứng dụng khác: sấy khô nông sản, mô tơ tưới tiêu, cung cấp năng lượng chó các trạm sóng ở vùng không có điện,....
5. Điện năng lượng mặt trời được tạo ra như thế nào?
Để sử dụng năng lượng mặt trời, chúng ta cần chuyển đổi ánh sáng thành điện năng. Điều này được thực hiện chủ yếu thông qua các tấm pin mặt trời.
- Tấm pin mặt trời: Được cấu tạo từ các tế bào quang điện, khi ánh sáng mặt trời chiếu vào, các photon sẽ tác động lên các electron trong vật liệu bán dẫn của tế bào, khiến chúng di chuyển và tạo ra dòng điện một chiều.
- Chuyển đổi dòng điện: Dòng điện một chiều này sau đó được chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều để sử dụng trong các thiết bị điện thông thường.
6. So sánh năng lượng mặt trời với các nguồn năng lượng khác
Để hiểu rõ hơn về vị trí của năng lượng mặt trời trong bức tranh năng lượng toàn cầu, chúng ta cùng so sánh chi tiết với các nguồn năng lượng khác cũng đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Năng lượng mặt trời có lợi ích thật sự không?
Mặt trời | Gió | Hoá thạch (than, dầu, khí đốt) | Thuỷ điện | Hạt nhân | |
Phương pháp khai thác | Chuyển đổi trực tiếp ánh sáng mặt trời thành điện năng. Tận dung nhiệt từ mặt trời làm nóng nước hoặc không khí. | Chuyển đổi động năng của gió thành điện năng qua tua bin gió. | Khai thác từ các mỏ dưới lòng đất, sau đó đốt cháy để sản xuất điện hoặc nhiệt. | Sử dụng dòng nước chảy để quay tua bin và sản xuất điện. | Tạo ra điện năng bằng cách phân hạch các nguyên tử nặng. |
Độ hiệu quả | Hiệu suất chuyển đổi pin mặt trời hiện nay đạt khoảng 20-22%. Tuy nhiên, còn phụ thuộc thời tiết, vị trí lắp đặt. | Hiệu suất của tua bin gió thường đạt khoảng 35-45%. | Hiệu suất chuyển đổi năng lượng hóa thạch thành điện năng khá cao. | Hiệu suất chuyển đổi năng lượng thủy điện thành điện năng khá cao. Phụ thuộc vào lưu lượng nước và địa hình. | Hiệu suất chuyển đổi năng lượng hạt nhân thành điện năng rất cao. |
Ứng dụng | Sản xuất điện, sưởi ấm, làm mát, sản xuất nước nóng. | Sản xuất điện. | Sản xuất điện, nhiên liệu cho giao thông vận tải, nguyên liệu cho công nghiệp. | Sản xuất điện, tưới tiêu. | Sản xuất điện. |
Chi phí | Chi phí đầu tư ban đầu khá cao, nhưng chi phí vận hành gần như bằng không. | Chi phí đầu tư ban đầu cũng cao, nhưng chi phí vận hành thấp. | Chi phí khai thác và vận chuyển tương đối thấp. | Chi phí xây dựng đập thủy điện rất lớn, nhưng chi phí vận hành thấp. | Chi phí xây dựng nhà máy hạt nhân rất lớn, nhưng chi phí vận hành tương đối thấp. |
Yếu tố tự nhiên | Phụ thuộc vào cường độ ánh sáng mặt trời, thời tiết, mùa. | Phụ thuộc vào tốc độ và hướng gió. | Phụ thuộc vào lượng mưa, mùa, địa hình. | Ít phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên. |
Mỗi nguồn năng lượng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Năng lượng mặt trời nổi bật với tính bền vững, sạch và tiềm năng phát triển lớn.
7. Tiềm năng tương lai của năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực nhiệt đới có lượng ánh sáng mặt trời dồi dào, Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời vô cùng lớn. Dưới đây là những yếu tố khẳng định tiềm năng tương lai sáng sủa của nguồn năng lượng này tại nước ta:
- Chính sách ưu đãi từ nhà nước: Hiện nay, Việt Nam ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành. Các doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng mặt trời được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, giảm chi phí đầu tư. Việc áp dụng cơ chế giá mua điện cạnh tranh đã giúp thu hút nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước tham gia.
- Chi phí giảm: Sự phát triển của công nghệ pin mặt trời giúp giảm giá thành sản xuất, tăng hiệu suất chuyển đổi năng lượng. Khi quy mô sản xuất tăng lên, chi phí sản xuất pin mặt trời sẽ giảm đáng kể.
- Nhu cầu năng lượng tăng cao: Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá, từ đó mà nhu cầu điện ngày càng tăng cao. Ngoài ra, nguồn điện từ năng lượng mặt trời giúp giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
- Bảo vệ môi trường: Tiềm năng lơn nhất của năng lượng mặt trời trời đó là giúp giảm khí thải nhà kính, không gây ô nhiễm môi trường. Việc đẩy mạnh phát triển năng lượng mặt trời góp phần thực hiện các cam kết quốc tế về giảm thiểu biến đổi khí hậu.
- Ứng dụng đa dạng: Như DMT Solar đã nhắc đến ở trên, năng lượng mặt trời không còn dừng lại ở việc làm nóng nước, hay phục vụ nấu ăn nữa. Giờ đây, năng lượng mặt trời được sử dụng để sản xuất điện cho lưới điện quốc gia và các hệ thống điện độc lập. Lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà để tự cung tự cấp điện, đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời, máy móc thiết bị vận hành bằng năng lượng mặt trời,....
Tóm lại, năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng sạch, bền vững và đặc biệt vô tận. Việc ứng dụng năng lượng mặt trời không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn góp phần tạo ra một tương lai xanh hơn cho thế hệ mai sau. Hy vọng rằng, với nhưng thông tin mà DMT Solar tổng hợp trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về năng lượng mặt trời, vai trò thiết yếu cũng như những lợi ích từ hệ thống điện năng lượng mặt trời mang lại. Mốt lần nữa nhắn gửi đến bạn thông điệp "chúng ta hãy chung tay tạo nên một tương lại xanh, sạch"