Bạn có bao giờ tự hỏi những hành động hàng ngày của mình đang tác động đến môi trường như thế nào không? Mỗi khi bật đèn, sử dụng xe máy, mua sắm quần áo, chúng ta đang góp phần tạo ra một dấu ấn vô hình, nhưng lại vô cùng quan trọng đó là dấu chân carbon. Vậy Carbon footprint là gì? Tính toàn như ra sao và làm cách nào để giảm thiểu nhất? Cùng DMT Solar tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Carbon footprint là gì? Vì sao lại quan trọng
1. Dấu chân carbon là gì?
Dấu chân carbon đơn giản là tổng lượng khí nhà kính, trong đó chủ yếu là carbon dioxide (CO2), mà cá nhân, một tổ chức hay một quốc gia thải ra môi trường trong một khoảng thời gian nhất định. Nói cách khác, đó là thước đo mức độ tác động của chúng ta lên biến đổi khí hậu từ việc ăn uống, di chuyển, cho đến việc sử dụng các sản phẩm hàng hóa, mọi hoạt động đều để lại dấu vết của mình dưới dạng khí nhà kính.
2. Tại sao dấu chân carbon lại quan trọng?
Khí thải carbon hay khí nhà kính đang gây ra những tác động tiêu cực đến bầu khí quyền, hành tinh của chúng ta, sau đây là những tác động của carbon footprint như sau:
- Biến đổi khí hậu: Khí CO2 và khí nhà kính khác tích tụ trong bầu khí quyền quá mức, điều này góp phần vào hiện tượng ấm lên toàn cầu, băng tan, mực nước biển dâng, gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, siêu bão, lũ, hạn hán,.....Điều tệ hơn là mất cân bằng sinh học vì động thực vật không thể thích nghi với biến đổi khí hậu dẫn đến tuyệt chủng nhiều loài.
- Gây ô nhiễm môi trường: Khí thải carbon là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn không khí. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của chúng ta, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, tim mạch và gây ra nhiều bệnh khác.
- Thiệt hại kinh tế: Biến đổi khí hậu dẫn đến thiên tai, mất mùa, hư hỏng cơ sở hạ tầng,....
- Tài nguyên cạn kiệt: Việc sản xuất quá mức để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và gây ra ô nhiễm môi trường.
Bạn có tò mò muốn biết mình đang đóng góp bao nhiêu vào lượng khí thải này không? Cùng xem tiếp phần tiếp theo đây, giúp bạn có thể tính đơn giản dấu chân của mình nhé!
Cách tính dấu chân carbon đơn giản
Bạn có muốn biết dấu chân carbon của mình lớn hay nhỏ không? Bạn có thể tự tính toán dấu chân carbon của mình dựa trên các hoạt động hàng ngày. Ví dụ, khi bạn lái xe, sử dụng thiết bị điện, hoặc ăn một miếng thịt bò, tất cả đều phát ra khí CO2. Để đơn giản nhất, bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến (footprint calculator(.)org), chỉ cần nhập thông tin về mức tiêu thụ điện, phương tiện di chuyển và chế độ ăn uống là bạn sẽ biết ngay con số ước tính.
Hoặc bạn có thể hình dung cơ bản như sau: Bạn sử dụng một chiếc xe hơi di chuyển 100km mỗi tuần, sử dụng điều hoà, đèn, thiết bị khác, ăn thịt, đồ ăn đã qua chế bến, mua sắm,...Bạn sẽ thải ra khoảng 50kg CO2. Còn số này có thể nghe có vẻ không quá lớn, nhưng nếu bạn sử dụng liên tục con số ấy thì tổn
Environmental footprint với nhu cầu cuộc sống hằng ngày
Những yếu tố ảnh hưởng đến dấu chân carbon
Dấu chân carbon của một cá nhân, một cộng đồng hoặc một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến dấu chân carbon:
Lối sống và thói quen tiêu dùng:
- Ăn uống: Chế độ ăn nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ, tạo ra lượng khí thải carbon lớn hơn so với chế độ ăn chay hoặc ăn chay trường. Việc sản xuất thịt yêu cầu nhiều đất đai, nước và năng lượng hơn so với sản xuất thực vật.
- Đi lại: Sử dụng phương tiện giao thông cá nhân như ô tô, xe máy thải ra lượng khí thải carbon đáng kể. Trong khi đó, đi bộ, đạp xe hoặc sử dụng phương tiện công cộng giúp giảm thiểu lượng khí thải này.
- Tiêu dùng năng lượng: Việc sử dụng điện, khí đốt để sưởi ấm, làm mát, nấu ăn đều tạo ra khí thải carbon.
- Tiêu dùng hàng hóa: Quá trình sản xuất, vận chuyển và đóng gói hàng hóa cũng thải ra một lượng lớn khí nhà kính.
Ngành công nghiệp:
- Sản xuất: Các ngành công nghiệp như sản xuất xi măng, thép, giấy đều tiêu thụ rất nhiều năng lượng và thải ra lượng lớn khí thải carbon.
- Năng lượng: Việc sản xuất điện từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ cũng là một nguồn phát thải carbon lớn.
Nông nghiệp
- Chăn nuôi: Như đã đề cập ở trên, ngành chăn nuôi là một trong những nguồn phát thải khí mê-tan lớn nhất, một loại khí nhà kính mạnh hơn CO2.
- Trồng trọt: Việc sử dụng phân bón hóa học và các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng góp phần vào lượng khí thải carbon.
Vận tải
- Hàng không: Hàng không là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất, với lượng khí thải carbon rất cao.
- Hải vận: Vận tải biển cũng đóng góp một phần đáng kể vào tổng lượng khí thải toàn cầu.
Xử lý rác thải
- Lấp đầy rác: Khi rác thải được chôn lấp, quá trình phân hủy sinh học sẽ tạo ra khí mê-tan.
- Đốt rác: Đốt rác thải cũng thải ra một lượng lớn khí nhà kính.
Cách giảm thiểu dấu chân carbon
Dấu chân carbon của mỗi người chúng ta đều ảnh hưởng đến môi trường sống chung. Để giảm thiểu tác động này, chúng ta có thể thực hiện nhiều hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số gợi ý:
1. Trong sinh hoạt hàng ngày
- Tiết kiệm năng lượng: Tắt đèn, các thiết bị điện khi không sử dụng. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng như bóng đèn LED, máy giặt tiết kiệm nước. Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa ở mức vừa phải. Thay thế các thiết bị điện truyền thống bằng việc sử dụng thiết bị năng lượng tại tạo như đèn năng lượng mặt trời, quạt, nước nóng, .....
- Sử dụng nước tiết kiệm: Thường xuyên kiểm tra đường ống nước và sữa chữa khi bị rò rỉ. Tắt vòi nước khi đánh răng, cạo râu. Tận dụng nguồn nước để tưới cây.
- Giảm thiểu rác thải: Nên phân loại rác ngay tại nhà, cho bán hoặc tái sử dụng rác tái chế, tận dụng rác thải hữu cơ trồng cây. Hạn chế sử dụng túi nilon, ống hút nhựa.
- Chọn thực phẩm thông minh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây và giảm thiểu tiêu thụ thịt (đặc biệt là thịt đỏ). Hạn chế mua thực phẩm đóng gói sẵn, ủng hộ các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
- Đi lại xanh: Sử dụng các phương tiện công cộng, đi xe đạp hoặc đi bộ. Giảm thiểu phương tiện cá nhân.
2. Trong tiêu dùng, xã hội
- Mua sắm thông minh: Chọn mua các sản phẩm có tuổi thọ cao, dễ sửa chữa. Ưu tiên các sản phẩm được sản xuất địa phương, giảm thiểu vận chuyển. Hạn chế mua sắm những món đồ không cần thiết.
- Tái sử dụng và sửa chữa: Sửa chữa đồ dùng hỏng hóc thay vì mua mới. Tái sử dụng các vật liệu như giấy, chai lọ.
- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường: Tích cực tham gia các chiến dịch trồng cây, dọn dẹp môi trường. Tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người xung quanh.
- Ủng hộ các doanh nghiệp xanh: Hướng đến sử dụng sản phẩm nguồn năng lượng tái tạo, chọn mua mặt hàng các doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường.
"Mỗi hành động nhỏ của chúng ta đều góp phần tạo nên một sự thay đổi lớn. Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ hành tinh xanh!"
-> Bạn có thể tìm hiểu thêm và tiêu chuẩn RoHS là gì? Tác động như thế nào đến quá trình giảm thiểu dấu chân carbon.
Cùng nhau xây dựng một tương lai xanh
Lối sống bền vững không chỉ giúp giảm thiểu dấu chân carbon mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như cải thiện sức khỏe, tiết kiệm chi phí và tạo ra một môi trường sống trong lành hơn. Đó là việc lựa chọn sống hài hòa với thiên nhiên, tiêu dùng ít nhưng hiệu quả, và biết quý trọng tài nguyên mà chúng ta có.
Tóm lại, Carbon footprint (dấu chân carbon) của mỗi người tuy nhỏ, nhưng gộp lại thì lại trở thành một vấn đề lớn đối với hành tinh của chúng ta. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể thay làm gì. Từ những thay đỏi nhỏ trong cách sống, sinh hoạt hàng ngày, là bạn và tôi đã có thể góp phần làm giảm tác động của mình lên môi trường. Cùng nhau thay đổi một lối sống bền vừng, vì một tương lai xanh hơn!
Một số câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Environmental footprint là gì? Khác gì carbon footprint?
Environmental footprint có phạm vi rộng hơn, bao gồm tất cả các tác động của con người lên môi trường, không chỉ giới hạn ở khí thải carbon. Nó có thể bao gồm:
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên: Nước, đất, khoáng sản...
- Sản xuất rác thải: Rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp...
- Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm không khí, nước, đất...
- Mất đa dạng sinh học: Do khai thác quá mức, phá rừng, ô nhiễm..
Câu hỏi 2: Tại sao gọi là dấu chân carbon?
"Dấu chân" ở đây được hiểu như một dấu ấn, một tác động mà chúng ta để lại trên môi trường. Giống như khi chúng ta đi bộ, chân chúng ta sẽ để lại những dấu vết trên mặt đất, thì các hoạt động của con người cũng để lại những dấu ấn nhất định lên hành tinh.
"Carbon" là một nguyên tố hóa học, và khi kết hợp với oxy, nó tạo thành khí carbon dioxide (CO2) - một trong những loại khí nhà kính chính gây ra hiệu ứng nhà kính và làm Trái đất nóng lên.
Kết hợp lại, "dấu chân carbon" chính là lượng khí CO2 và các khí nhà kính khác mà mỗi người, tổ chức hoặc quốc gia thải ra môi trường thông qua các hoạt động sinh hoạt, sản xuất. Nói cách khác, đó là "vết chân" mà chúng ta để lại trên bầu khí quyển của Trái đất.
Câu hỏi 3: Vết carbon là gì?
Vết carbon, hay còn gọi là dấu chân carbon (carbon footprint), là một thuật ngữ dùng để chỉ tổng lượng khí nhà kính mà một cá nhân, một tổ chức hoặc một quốc gia thải ra môi trường trong một khoảng thời gian nhất định. Những khí nhà kính này chủ yếu là carbon dioxide (CO2), nhưng cũng bao gồm cả các khí khác như methane (CH4) và nitrous oxide (N2O).
->Bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
- Năng lượng mặt trời là gì? Ưu và nhược điểm của loại năng lượng này.
- Dấu chân sinh thái là gì? Bạn Đang Để Lại Gì Trên Trái Đất?